Y tế - Giáo dục

Ngành giáo dục và Đào tạo Đồng Nai tích cực triển khai cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.

Ngày 01/11/2007, Ban Thường vụ Công đoàn giáo dục Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 442/NQ-CĐN về việc phát động cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” trong đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các cấp. Nhân lễ kỷ niệm 25 năm ngày nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2007), PGS.TS. Lê Hồng Sơn, Chủ tịch CĐGDVN thay mặt Hội đồng thi đua của Ngành chính thức phát động cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” trong toàn ngành và triển khai bắt đầu từ  năm học 2007 – 2008. Đến nay, sau hơn bốn năm thực hiện, cuộc vận động đã thực sự phát huy hiệu quả trong đời sống giáo dục của nước nhà. Bộ GD-ĐT đã tiến hành sơ kết ba năm thực hiện cuộc vận động vào ngày 18/5/2010 tại thành phố Vinh, Nghệ An nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu. Một dấu ấn quan trọng, nổi bật trong quá trình công tác của mỗi nhà giáo đó là thể hiện lòng quyết tâm, chăm lo tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, khắc phục mọi khó khăn tự học, tự bồi dưỡng góp phần tạo nền bức tranh đổi mới toàn diện của nền giáo dục cách mạng Việt Nam. Góp phần vào thành công chung đó, có sự đóng góp to lớn của đội ngũ nhà giáo, lao động tỉnh Đồng Nai trong việc triển khai cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.

1/ Được sự chỉ đạo trực tiếp của LĐLĐ tỉnh Đồng Nai và CĐGDVN, trong thời gian qua, công đoàn giáo dục tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền làm tốt công tác tuyên truyền về việc triển khai cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” đến 100% CĐCS. Các cấp công đoàn trong toàn ngành đã chủ động tổ chức tập huấn, giới thiệu về ý nghĩa, yêu cầu, nội dung cuộc vận động; Đồng thời tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Đã tổ chức được 1.215 buổi sinh hoạt chuyên đề với 23.685 lượt đoàn viên lao động tham dự. Thông qua hội nghị tập huấn đội ngũ nhà giáo đã được nâng cao về trình độ chính trị, phẩm chất đạo đức, được học tập trao đổi những kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, quản lý ở mỗi cấp học, ngành học. Các thầy cô giáo nêu cao tấm gương đạo đức nghề nghiệp, bám lớp bám trường xây dựng cơ quan đơn vị đoàn kết, phát triển, tạo dựng niềm tin trong nhân dân và trong xã hội.

Thông qua các hoạt động văn hoá thể thao, các cơ sở giáo dục trong toàn tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội, chào mừng Đại hội Đảng các cấp, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, bầu cử Quốc hội khoá XIII và hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2011-2016. Tính đến nay trong toàn ngành đã tổ chức được 2.536 buổi sinh hoạt chuyên đề với 281.184 lượt đoàn viên lao động tham gia.

2/ Bám sát chủ đề năm học “Đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”, quy mô phát triển giáo dục tiếp tục được duy trì và mở rộng về các loại hình trường lớp, hoạt động giáo dục tại cộng đồng và công tác xã hội không ngừng phát triển. Hiện đã có 638 cơ sở giáo dục mầm non, 306 trường tiểu học, 169 trường THCS, 61 trường PTTH, trong đó có 96 trường đạt chuẩn quốc gia (tăng 21 trường).

Đứng trước yêu cầu của sự đổi mới giáo dục, các cấp công đoàn đã phối hợp với chính quyền đồng cấp kiên quyết chỉ đạo hiệu quả phong trào thi đua “Dạy tốt – Học tốt”, mà trọng tâm là đổi mới phương pháp dạy học, tích cực áp dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học và quản lý. Ngành giáo dục tỉnh đã chủ động và xây dựng kế hoạch thực hiện tin học hoá công tác quản lý, đã cung cấp và thống nhất tên email giao dịch công tác cho 79 đơn vị và 60 cá nhân và các phòng giáo dục và đào tạo, các trường học (115 trường THCS, 1267 giáo viên THCS và 945 giáo viên THPT). Đến nay có trên 96% trường mầm non và 100% trường tiểu học, THCS, THPT trong địa bàn tỉnh đã kết nối Internet.

3/ Ngành giáo dục tỉnh đã chỉ đạo hiệu quả công tác quy hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ giáo viên. Tổ chức công đoàn đã phối hợp với chính quyền sắp xếp đội ngũ cán bộ giáo viên đáp ứng nhu cầu công việc; Tổ chức rà soát lại trình độ đào tạo, chất lượng giảng dạy, phẩm chất đạo đức, năng lực quản lý, sức khoẻ của cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên trong các cơ sở giáo dục và dạy nghề để phân loại, đề ra hướng giải quyết cho phù hợp.

Tính đến năm học 2010 – 2011, giáo viên đạt chuẩn: Mầm non 84%, tiểu học 99,7%, THCS 99,7%, THPT 99,8%, cao đẳng và trung cấo chuyên nghiệp 98,9%. Trong đó giáo viên các cấp đạt trình độ trên chuẩn: Nầm non 28,3%, tiểu học 69,4%, THCS 39,9%, THPT 3,2% (161 giáo viên đang học thạc sỹ), Cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp 31,7%; Đại học Đồng Nai giảng viên có trình độ thạc sĩ là 35,6%, tiến sĩ 1,04%.

Đội ngũ nhà giáo đã ý thức được trách nhiệm của mỗi cá nhân trong công tác tự học tự bồi dưỡng thông qua việc dự giờ thăm lớp, học tập bồi dưỡng theo chu kỳ trong hè, học trên mạng Internet, học từ thực tiễn giảng dạy ở mỗi cơ sở giáo dục… Các lớp bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được triển khai nghiêm túc, khoa học với 565 lượt người tham gia; hơn 90 cán bộ quản lý trường THPT được tập huấn nghiệp vụ quản lý giáo dục tại trường cán bộ quản lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh, hơn 120 cán bộ được bồi dưỡng công tác thanh tra kiêm nhiệm các cấp học. Sở GD-ĐT đã triển khai đầy đủ kế hoạch bồi dưỡng cán bộ của Bộ GD-ĐT, đã tổ chức 14 lớp bồi dưỡng hiệu trưởng trường phổ thông cho toàn bộ 327 hiệu trưởng trường tiểu học, THCS, THPT theo chương trình liên kết Việt Nam – Singapore, 07 lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lí tài chính, tài sản nhà trường cho 629 hiệu trưởng và kế toán trường phổ thông tham dự.

Hằng năm, có hàng ngàn sáng kiến kinh nghiệm được xếp loại theo các cấp học. Các vấn đề mà đội ngũ nhà giáo nghiên đều tập trung vào công tác chuyên môn, quản lý, nghiên cứu khoa học và phục vụ trong mỗi cơ sở giáo dục. Các cấp công đoàn luôn quan tâm đổi mới phương pháp hoạt động, với phương châm luôn hướng về cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động được đóng góp sức lực, trí tuệ trong việc giáo dục thế hệ trẻ. Đội ngũ nhà giáo luôn tìm tòi, tạo ra nhiều cái mới trong các hoạt động giáo dục. Thông qua các triễn lãm đồ dùng dạy học đã phác hoạ bức tranh chung về sự lao động sáng tạo, dám nghĩ dám làm trong việc cải tiến đồ dùng giảng dạy tự làm, ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng thành tựu khoa học trong giảng dạy và công tác, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh kém nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

Sự thành công bước đầu trong việc triển khai cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” biểu hiện ở chỗ chất lượng đội ngũ đã được nâng lên, các thầy cô giáo nhận thức đầy đủ nội dung, ý nghĩa về tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo của mỗi nhà giáo trong các hoạt động giáo dục, góp phần đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong thời kỳ hội nhập và phát triển.

Lê Thị Tuyết

Thảo luận

2 bình luận về “Ngành giáo dục và Đào tạo Đồng Nai tích cực triển khai cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.

  1. Sao lại bài từ 2007 thế các bạn thân mến!

    Posted by Đào Lâm | 07/08/2012, 5:06 chiều
  2. Đó là bạn chưa đọc tới câu “Đến nay, sau hơn 4 năm thực hiện…”. Dù sao cũng rất cảm ơn vì bạn đã đọc mấy câu đầu nhé! Hì.

    Posted by Lê Tuyết | 11/08/2012, 10:07 sáng

Gửi phản hồi cho Lê Tuyết Hủy trả lời

Thư viện

Nhập địa chỉ email để nhận các thông báo về bài viết mới

Join 4 other subscribers
Tháng Tám 2012
H B T N S B C
 12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Lượng truy cập trang

  • 25 387 hits

Blogs I Follow

All AJC

Trang tin tức tổng hợp về sinh viên Học viện Báo chí & Tuyên truyền